Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969427661
Giỏ hàng 0
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN
PHỤ NỮ TÂN VĂN

PHỤ NỮ TÂN VĂN

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: PNTV

Tác giả: NGUYỄN ĐỨC NHUẬN

Nhà xuất bản: PHỤ NỮ TÂN VĂN

Năm xuất bản: 1932

Liên hệ

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969427661

Thông tin chi tiết

Phụ trách là Nguyễn Đức Nhuận nhũ danh Cao Thị Khanh, chủ bút là Đào Trinh Nhất. Phụ nữ tân văn là một sự phối hợp giữa các nhà văn ba miền. Báo quy tụ nhiều cây bút nổi tiếng trên cả nước như Đào Trinh Nhất, Phan Khôi, Diệp Văn Kỳ, Bùi Thế Mỹ, Cao Văn Chánh, Hồ Biểu Chánh, Bửu Đình, Trần Quang Nghiệp, Thiếu Sơn, Vân Đài… nên phần văn chương được đánh giá khá cao.

Phụ nữ tân văn có cách trình bày gọn gàng, ngoài bìa có hình ba cô gái Trung - Nam - Bắc với câu: Phấn son tô điểm sơn hà/ Làm cho rõ mặt đàn bà nước Nam. Ngay trong số đầu tiên, Phụ nữ tân văn đã nêu lên mục đích của tờ báo là đề cập đến những vấn đề liên quan đến phụ nữ, vai trò và trách nhiệm của phụ nữ trong xã hội. Phụ nữ tân văn có những mục thường xuyên như sau: 1. Thời sự; 2. Vấn đề giải phóng phụ nữ; 3. Phụ nữ và gia đình (gia chánh); 4. Vệ sinh, khoa học; 5. Đoản thiên tiểu thuyết; 6. Tiểu thuyết; 7. Ngồi lê đôi mách; 8. Nhi đồng.

Kể từ số báo đầu tiên ra mắt ngày 2-5-1929 đình bản vào ngày 21-4-1939, hơn 10 năm tồn tại với 173 số báo được phát hành, “Phụ nữ Tân văn” trở thành tờ báo phụ nữ được nhiều người quan tâm, tán thưởng, có  ảnh hưởng  sâu sắc đến văn hóa, xã hội, giáo dục Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.

“Phụ nữ tân văn” là một trong số những tờ báo thành công nhất thời kỳ đầu thế kỷ XX. Mục tiêu là đấu tranh cho nữ quyền, lấy phụ nữ là đối tượng chính, nhưng “Phụ nữ tân văn” lại có nhiều đóng góp cho sự phát triển của thi ca hiện đại Việt Nam.

Đóng góp nổi bật của “Phụ nữ Tân văn” về lĩnh vực văn học là cổ vũ, ủng hộ phong trào “Thơ mới”. Trên “Phụ nữ Tân văn” số 122, ra ngày 10 tháng 3 năm 1932 có đăng bài viết “Một lối thơ mới trình giữa làng thơ” cùng với bài “Tình già” của Phan Khôi đánh dấu sự mở đầu của phong trào “Thơ mới”. Tiếp đến, hàng loạt bài viết của nữ sĩ Manh Manh đăng trên“Phụ nữ Tân văn” hô hào, cổ vũ cho Phan Khôi và phong trào “Thơ mới”, đã mở ra các cuộc tranh luận sôi nổi trên văn đàn và báo chí Việt Nam. Nhiều bài viết tranh luận sôi nổi của các nhà thơ tên tuổi như: Lưu Trọng Lư, Thế Lữ, Xuân Diệu, Nguyễn Nhược Pháp, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính….đăng trên các báo: “Phong hóa”, “Ngày nay”, “Phụ nữ tân văn”, “Tiểu thuyết thứ Bảy”, “Tin văn”, “An Nam tạp chí”, “Công luận”, “Tiếng dân”, “Văn học tạp chí”…đã  tạo ra một luồng gió mới trên văn đàn đương thời. Từ đây, “Thơ mới” đã mở ra một thời kỳ mới của thơ ca Việt Nam.

Trong 6 năm tồn tại (1929 -1935), mặc dù có những thăng trầm nhất định nhưng báo Phụ nữ tân văn đã đóng góp trên nhiều lĩnh vực như về nữ quyền, về lí tưởng xã hội, về Nho giáo, về giáo dục, “góp phần giác ngộ cho đồng bào thấy rõ số phận của mình mà kiên định lập trường dân tộc và cách mạng”(5)… Bốn đóng góp quan trọng nhất của tờ báo là đấu tranh nữ quyền, những hoạt động xã hội tích cực, những tư tưởng mới về giáo dục nhất là giáo dục phụ nữ và đánh dấu cho sự ra đời của phong trào Thơ mới - “một thời đại trong thi ca” (chữ dùng của Hoài Thanh). Chính vì lẽ đó, Phụ nữ tân văn từ chỗ là tờ báo địa phương (Nam Bộ) trở thành tờ báo của toàn quốc, được độc giả khắp ba miền hoan nghênh.

Sách cùng danh mục