Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969427661
Giỏ hàng 0
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM
GỐM HOA LAM VIỆT NAM

GỐM HOA LAM VIỆT NAM

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: GHLVN2001

Tác giả: Bùi Minh Trí - Kerry Nguyễn-Long

Nhà xuất bản: NXB KHOA HỌC XÃ HỘI

Năm xuất bản: 2001

2.500.000 đ

Số lượng

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969427661

Thông tin chi tiết

GỐM HOA LAM VIỆT NAM
Tác giả: Bùi Minh Trí - Kerry Nguyễn-Long
NXB KHOA HỌC XÃ HỘI - 2001
Sách bìa cứng có áo, gáy và ruột đẹp, viết bằng 2 thứ tiếng Anh - Việt

Gốm hoa lam là thuật ngữ chỉ các loại sản phẩm gốm được trang trí bằng hoa văn màu lam, mà chất liệu phát màu chủ yếu là oxit coban. Gốm hoa lam, mãi đến nay, vẫn còn được sản xuất tại Bát Tràng, Móng Cái, Biên Hòa và nhiều lò thủ công khác. Thực ra, việc định thời điểm xuất hiện của gốm hoa lam (thế kỷ XIV) cũng chỉ mới là phỏng đoán. Cứ liệu để phỏng đoán là một số đồ gốm hoa lam rất chỉnh chu, có niên đại rõ ràng: thời lê sơ (thế kỷ XV). Trước sự chỉnh chu đó, người ta ngờ rằng ắt phải có những bản không chỉnh bằng, và các bản đồ án đó hẳn phải ra đời sớm hơn, có thể là một thế kỷ trước, tức là khoảng cuối thời Trần (thế kỷ XIV). Có thực tế không? đó là vấn đề còn chờ câu giải đáp.
Điều khá chắc chắn là những chữ ghi ngày tháng, niên đại, tên người làm, trên một số đồ gốm hoa lam, còn lại đến nay, nói rõ ràng, đến thế kỷ XV, dưới thời Lê sơ, gốm hoa lam phát triển mạnh, tạo ra được những sản phẩm có phẩm chất kỹ thuật cao, với nghệ thuật khá độc đáo, thu hút được người dùng, khiến nó thay thế dần các loại gốm hoa nâu nổi tiếng thời Lý – Trần. Một khi đã có gốm hoa lam, thì gốm hoa nâu lại chịu ảnh hưởng của gốm hoa lam. Nhưng một số sản phẩm cho thấy rằng sự bắt chước này không thành công mấy, bởi lẽ màu nâu sắt không phù hợp với lối vẽ phóng bút như trong trường hợp vẽ bằng màu coban (cô-ban): chỉ cần một số màu rất ít, thì oxit coban vẫn phát màu đẹp; còn trong trường hợp oxit sắt, nếu pha ít màu nhạt, mà nhiều màu đậm, thì màu sẽ tạo ánh kim loại, gây cảm giác nặng nề, không hấp dẫn.

Sách cùng danh mục