THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG HỌC
Tình trạng: Hết hàng
Mã sản phẩm: TTHKH-K50B
Tác giả: Nguyễn Anh Vũ
Nhà xuất bản: NXB THỜI ĐẠI
Năm xuất bản: 2009
500.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
THẨM THỊ HUYỀN KHÔNG HỌC
Tác giả: Thẩm Trúc Nhưng
Năm xuất bản: 2009
Sách bìa cứng, gáy và ruột bên trong đẹp, sách dày 1.150 trang nội dung.
----------
Nơi cư trú là một vấn đề lớn đối với đời sống, công dụng của chỗ ở tương quan mật thiết với các nhu cầu cơ bản về tinh thần lẫn vật chất của con người. Người Trung Quốc cổ đại cho rằng vận mệnh con người có quan hệ với chỗ ở, nên họ rất xem trọng việc chọn và xây dựng nơi cư trú. Sự xem trọng này làm cho họ không ngừng hoàn thiện kinh nghiệm và kỹ thuật xây dựng nhà cửa, khiến cho ngành kiến trúc Hoa Hạ trở thành một trong những kỳ quan của nền văn minh nhân loại. Mặt khác, cũng do sự xem trọng này họ đã vận dụng thành một tập tục thật kỳ lạ về cách chọn lựa hay xây dựng nơi cư trú để ký thác ước vọng, tìm cầu một chỗ dựa tinh thần, đó là thuật Phong Thủy.
Ngày nay, không kể một số nước chịu ảnh hưởng nền văn hóa cổ đại của Trung Quốc như Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc, môn Phong Thủy vẫn còn một ảnh hưởng khá sâu rộng trong sinh hoạt thường ngày của người Trung Quốc, cho dù họ ở Đại Lục, Hương Cảng, Đài Loan, Mã Lai, hay Singapore. Bất kể xây dựng những công trình kiến trúc gì, từ vườn cây, nhà ở, trụ sở công ty, cho tới cách bố trí phòng ốc trường sở, họ đều vận dụng những nguyên lý Phong Thủy.
Nói một cách đại thể, Phong Thủy trong truyền thống văn hóa Trung Quốc thông qua việc chọn lựa những dữ kiện như phương hướng, vị trí, hoàn cảnh chung quanh chỗ ở, quy mô và hình thức kiến trúc, ngày giờ xây cất, v.v... để dự đoán tiền đồ của người ở nơi ấy; nó là một loại phương thuật trong nhiều loại phương thuật thời cổ đại, đồng thời cũng là một cách giải quyết vấn đề tâm lý về nơi cư trú. Do vậy hiện nay nhiều học giả Trung Quốc cho rằng giá trị của môn Phong Thủy thuộc phạm vi văn hóa tập tục dân gian (Dân tục học).
“Thẩm thị Huyền Không học" là tác phẩm tập đại thành lý luận của tập tục xem Phong Thủy truyền thống, do Thẩm Trúc Nhưng trứ tác vào cuối đời Thanh đầu thời Dân Quốc. Mặc dù tác phẩm đang ở dạng bản thảo chưa được trình bày hoàn chỉnh nhưng nó được giới Phong Thủy hiện đại xem là bộ kinh điển Phong Thủy cuối cùng. Nội dung chính của cuốn sách bạn đọc đang cầm trên tay là bản dịch tác phẩm vừa nói trên (đã được nhiều môn đồ của Thẩm Trúc Nhưng bổ chú và sắp xếp lại hoàn chỉnh hơn). Để bạn đọc tiện theo dõi nội dung lý thuyết của họ Thẩm, chúng tôi chia cuốn sách này làm hai phần.
Phần 1, là phần biên soạn trình bày khái quát về thuật Phong Thủy trong bối cảnh kiến trúc hiện đại, gồm bốn chương như sau:
- Chương một: Khái quát sự hình thành và phát triển thuật Phong Thủy.
- Chương hai: Quan niệm Hình Thế: phái Loan Đầu.
- Chương ba: Quan niệm về Lý Khí (1): phải Bát Trạch.
- Chương bốn: Quan niệm Lý Khí (2): phái Huyền Không. Phần 2, dịch toàn bộ tác phẩm “Thẩm thị Huyền Không học", chỉ lược bỏ vài đoạn trùng lắp trong nguyên tác, gồm ba quyền thượng trung hạ như sau:
- Quyển thượng: Huyền Không tinh yếu.
- Quyển trung: Huyền Không nghiệm chứng.
- Quyển hạ: Huyền Không ca quyết.