GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: GDTTC2006
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
Nhà xuất bản: TỔNG HỢP ĐỒNG NAI
Năm xuất bản: 2005
500.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ
Tác giả: Trịnh Hoài Đức
NXB Tổng Hợp Đồng Nai - 2006
Sách bìa cứng, chất lượng tốt, khổ 19 x27 cm
Gia Định Thành Thông Chí là một quyển địa chí của Trịnh Hoài Đức (1765-1825) viết về miền đất Gia Định, là một sử liệu quan trọng về Nam bộ Việt Nam thời nhà Nguyễn.
Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất này từ năm 1698 cho đến những năm đầu thế kỷ XIX. Gia Định thành thông chí đã được dâng lên Vua Minh Mạng vào năm 1820, nội dung chép về địa lý, lịch sử vùng Gia Định thời Nguyễn, đương thời phân làm 5 trấn là Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Địa bàn đất Gia Định hay thành Gia Định lúc bấy giờ tức ứng với miền Nam Việt Nam hiện nay, gồm các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Đây được xem là một trong những công trình nghiên cứu đặc sắc nhất thời nhà Nguyễn, được người đương thời đánh giá cao và tin cậy vào độ sử liệu của chúng, và coi như một tác phẩm kinh điển và ở khía cạnh nào đó là tác phẩm chính thức về Nam Bộ dưới góc độ địa lý và lịch sử.
Quyển sách này ghi chép rất công phu và tỉ mỉ về núi sông, khí hậu, hành chính, thành trì, cũng như về phong tục tập quán, tính cách và sinh hoạt của dân cư tại vùng đất Gia Định từ thời Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất này từ năm 1698 cho đến những năm đầu thế kỷ XIX. Gia Định thành thông chí đã được dâng lên Vua Minh Mạng vào năm 1820, nội dung chép về địa lý, lịch sử vùng Gia Định thời Nguyễn, đương thời phân làm 5 trấn là Biên Hòa, Phiên An, Định Tường, Vĩnh Thanh, Hà Tiên. Địa bàn đất Gia Định hay thành Gia Định lúc bấy giờ tức ứng với miền Nam Việt Nam hiện nay, gồm các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Đây được xem là một trong những công trình nghiên cứu đặc sắc nhất thời nhà Nguyễn, được người đương thời đánh giá cao và tin cậy vào độ sử liệu của chúng, và coi như một tác phẩm kinh điển và ở khía cạnh nào đó là tác phẩm chính thức về Nam Bộ dưới góc độ địa lý và lịch sử.