MAHABHARATA Sử Thi Ấn Độ
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: MSTAD
Tác giả: Cao Huy Đinh và Phạm Thuỷ Ba dịch
Nhà xuất bản: NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội
Năm xuất bản: 1979
350.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
MAHABHARATA Sử Thi Ấn Độ
Cao Huy Đinh và Phạm Thuỷ Ba dịch
NXB Khoa Học Xã Hội Hà Nội - 1979
Sách bìa mềm, bìa và gáy nguyên vẹn, ruột tốt
Nói tới tư tưởng và văn học Ấn Độ, chúng ta nghĩ ngay tới những công trình kiến trúc tuyệt vời, chúng ta nghĩ tới kinh Vêda, kinh Upanishads, kinh Phật, đặc biệt là kinh Phật – những tác phẩm lớn lao trong lâu đài văn hóa của nhân loại. Nhưng, bên cạnh đó, chúng ta không quên rằng, từ những niên kỷ xa xưa, Ấn Độ đã để lại cho người sau một văn học cổ vô giá, mà nổi bật nhất là hai tập sử thi Ramayana và Mahabharata. Riêng tập Mahabharata lớn lao đến nỗi mà người Ấn Độ quan niệm nó đã được thần linh ban cho. Cũng theo truyền thuyết, tác phẩm vừa ra đời thì đã được dùng ngay làm sách dạy học cho các bậc vua chúa, đạo sĩ, thần linh, Trời…Và cứ nhưthế qua hàng ngàn năm, tác phẩn vẫn dồi dào sức sống, hùng vĩ như núi Hy-mã-lạp-sơn, cuồn cuộn như nước sông Hằng và rực thẳm như bông hoa Patala nơi rừng già Ấn Độ. Nó cũng đã thu hút sự chú ý, say mê, thán phục của tân thế giới, từ các nhà Đông phương học, đến các nhà văn, nhà tư tưởng. Bởi một lẽ cũng đơn giản: qua tập sử thi, người Ấn Độ thời xưa đã boăn khoăn đi tìm một lẽ sống àm họ cho là tốt đẹp nhất trong một thời buổi nhiễu nhưng đầy những xung đột; họ cũng đã rung động với những tình cảm, những ước mơ nhân văn chũ nghĩa, nhất, ước mơ hòa bình, ước mơ một phong cách sống hào hùng, ước mơ những quan hệ tốt giữa người và người v.v…
Giới thiệu tác phẩm Mahbharata với bạn đọc, trước hết chúng tôi hy vọng để bạn đọc tiếp xúc thêm nữa với nền văn học Ấn Độ và qua đó, phần nào hiểu được sinh hoạt xưa của một dân tộc. Vì, có thể nói, tập sử thi này quả là một đại dương mênh mông, nó bao quát nhiều mặt của cuộc sống, nó chứa đựng nhiều vấn đề triết học, sử học, xã hội học, dân tộc học…Và như người xưa nhận định, “ cái gì không thấy có ở trong đó thì sẽ không có ở bất cứ đâu”. Riêng đối với những nhà nghiên cứu không những nền văn minh Ấn Độ, mà cả nền văn học Việt Nam, đặc biệt văn học dân gian, chúng tôi nghĩ rằng tác phẩm này sẽ là một tài liệu tham khảo bổ ích.