TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN TRONG CHÍNH QUYỀN THUỘC ĐỊA Ở VIỆT NAM QUA TÀI LIỆU VÀ TƯ LIỆU LƯU TRỮ
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: TỔ CHỨC BỘ MÁY CÁC CƠ QUAN TRONG CHÍNH QUYỀN THUỘC
Tác giả: Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2013
450.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
Tác giả: Cục văn thư và lưu trữ nhà nước - Trung tâm lưu trữ quốc gia
Nhà xuất bản: Hà Nội
Năm xuất bản: 2013
Sách bìa cứng, gáy và ruột bên trong đẹp, còn áo sách, 799 trang
-----------
Từ khi chiếm đóng ba tỉnh miền Đông Nam Kì (1862) cho đến trước Cách mạng tháng Tám (1945), trong vòng hơn 80 năm, thực dân Pháp đã lúc ráo riết, lúc từng bước “cài đặt” chế độ cai trị, thiết lập bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam.
Bộ máy khá hoàn chỉnh, tinh vi đó trên thực tế đã là cánh tay đắc lực giúp thực dân Pháp triển khai các kế hoạch từ chiếm đóng, bình định cho tới khai thác, bóc lột Việt Nam – một thuộc địa màu mỡ, béo bở của Pháp ở Đông Dương.
Qua hệ thống tư liệu và tài liệu lưu trữ, Trung tâm Lưu trữ quốc gia I (Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước) đã biên soạn và xuất bản công trình “Tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa ở Việt Nam qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1862 – 1945)” nhằm đem lại cho người đọc một bức tranh toàn cảnh về tổ chức bộ máy các cơ quan trong chính quyền thuộc địa do thực dân Pháp thiết lập ở Việt Nam, bao gồm các cơ quan cấp Đông Dương và cấp Kì (sắc lệnh, nghị định, quyết định về việc thành lập, tổ chức, nhiệm vụ của người đứng đầu), các cơ quan cấp tỉnh (văn bản pháp quy về việc thành lập tổ chức các tỉnh, thành phố, đạo quan binh và các trung tâm hành chính lớn…), tổ chức chính quyền cấp xã (một số văn bản về cải lương hương chính…)…
Các tài liệu được dịch, tóm tắt, giới thiệu trong công trình này đều là tài liệu tiếng Pháp.
Ngoài phần nội dung chính, công trình còn phần Phụ lục gồm Từ điển chú giải tên các cơ quan và chức danh nhân sự của các cơ quan này; Danh sách Toàn quyền Đông Dương, Thống sự Bắc Kì và Thống đốc Nam Kì qua các giai đoạn; Danh mục các văn bản pháp quy được lựa chọn và sắp xếp theo thời gian; Sách dẫn tra cứu theo tên các cơ quan.
Công trình không chỉ góp phần cung cấp những sử liệu quan trọng về việc thiết lập bộ máy tổ chức các cơ quan trong chính quyền thuộc địa giai đoạn 1862 – 1945 mà còn giúp các độc giả hiểu hơn về quy trình, cách thức xây dựng các văn bản pháp quy đương thời.