Erich Maria Remarque
Tình trạng: Hết hàng
Mã sản phẩm: EMR
Tác giả: ERICH MARIA REMARQUE
Nhà xuất bản: NXB Văn Học
Năm xuất bản:
1.200.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
Combo 10 cuốn Erich Maria Remarque
NXB Văn Học
Sách bìa mềm có áo
1. Ba Người Bạn
Với Ba người bạn, nước Đức của Remarque không còn là những tòa nhà màu xám mà là một thành phố nhỏ mờ sương của những bụi tử đinh hương, một góc giáo đường, những quán rượu nhỏ nép mình trong làn mưa lất phất. Đó cũng không phải là đất nước của những bộ óc lạnh lùng lý trí mà là của những thân phận nhỏ bé dù bị trôi giạt đến bước đường cùng vẫn khao khát và chan chứa yêu thương. Đó là một nước Đức của tình cảm và mộng mơ, một nước Đức của nỗi buồn và cái đẹp.
2. Khải Hoàn Môn
Ravic, một bác sĩ tài năng người Đức, đến Paris trong hành trình trốn chạy đế chế Quốc xã tàn bạo. Đã quen với những lần bị truy đuổi, bị bắt giam và bị trục xuất, Ravic vẫn trụ vững được trước những nỗi bất hạnh mà số phận của một người lưu vong đã ném vào anh. Cuộc sống của anh từ lâu chỉ tính bằng ngày, với một mục đích duy nhất: trả thù tên Quốc xã đã hành hạ anh và bức tử người bạn gái của anh khi còn ở Đức. Thế nhưng, cuộc sống, hay chính phép màu từ thành phố của sự lãng mạn, đã mang đến cho anh một niềm an ủi dưới cái tên Joan Madou. Tình yêu với nữ diễn viên xinh đẹp đã một lần nữa gieo vào lòng chàng bác sĩ tài hoa niềm hy vọng về một cuộc sống ấm êm, hạnh phúc giữa những giây phút tăm tối nhất của cuộc đời.
3. Bóng Tối Thiên Đường
Sau những năm tháng bị hành hạ trong trại tập trung tàn khốc trên chính quê hương mình, nhân vật chính của Bóng tối thiên đường, Robert Ross cuối cùng cũng được an toàn ở Hoa Kỳ. Chính trên miền đất mơ ước của những người tị nạn chiến tranh này, anh đã tìm thấy những gì mà mình hằng mơ ước: một tình yêu cuồng nhiệt với nàng Natasha xinh đẹp và quyến rũ, một công việc với đồng lương hậu hĩnh, một cuộc sống tự do không còn nguy hiểm rình rập… Những tưởng tất cả điều đó sẽ mang lại cho Ross hạnh phúc vĩnh cửu, nhưng bóng đen quá khứ vẫn lẩn khuất trong những giấc mơ hằng đêm; chúng bám lấy anh, thôi thúc anh đi đến quyết định trọng đại nhất cho cuộc đời mình.
Là tiểu thuyết sau cùng được viết trong những năm tháng cuối đời ở Thụy Sĩ, Bóng tối thiên đường chính là niềm nhớ thương da diết hướng về quê hương của nhà văn Remarque. Thông qua tác phẩm, ông gửi gắm tình yêu bất tận dành cho đất nước của mình, dù chính mảnh đất ấy đã từng chối bỏ ông.
4. Thời Gian Để Sống Và Thời Gian Để Chết
“Bỗng Graeber thoáng ngửi được mùi hoa violet. Anh tìm xung quanh và thấy một bình hoa nhỏ đặt bên thành cửa sổ. Hương thơm vô cùng dịu ngọt, ngào ngạt chứa đầy mộng ước đã bị quên lãng của tuổi thanh xuân, những kỷ niệm của quê nhà yên lành và những ngày ấu thơ bình dị, tất cả ập đến trong anh, mạnh mẽ, đột ngột và mau chóng như những đợt sóng dồn. Một làn hương thơm lại làm anh xúc động và mệt mỏi như vừa đeo ba lô chạy một quãng dài trong tuyết…”
5. Phía Tây Không Có Gì Lạ
Thế chiến thứ nhất nổ ra, những chàng trai đang ngồi trên ghế nhà trường bị chuyển thẳng ra mặt trận. Tại đây sự khốc liệt của chiến tranh đã khiến họ tê dại khi bom đạn không chỉ tước đi những phần cơ thể mà còn cả tâm hồn. Thế nên chưa kịp trưởng thành họ đã trở nên già nua, bởi gần với cái chết hơn là sự sống. Họ cũng chẳng còn tin tưởng ai, chẳng thiết tha điều gì, kể cả ngày trở về.
Cho nên khi tất cả đồng đội cùng trang lứa đã ngã xuống, cái chết đối với những chàng trai ấy là sự giải thoát. Họ nằm xuống nhẹ nhangfm thanh than đến độ tưởng như chẳng hề may may lay động đến thứ gì xung quanh, dù chỉ là một ngọn cỏ. Mặt trận hoàn toàn yên tĩnh, bản báo cáo chiến trường chỉ ghi vẻn vẹn một câu: “Ở phía Tây, không có gì lạ.” Phải, chẳng có gì lạ, chỉ có một người vừa rời khỏi cuộc đời khi độ tuổi mới chớm đôi mươi.
6. Lửa Yêu Thương Lửa Ngục Tù
Nếu kết cuộc được định sẵn của một kiếp người là trở thành bụi tro “đến theo dòng nước, tàn theo gió” thì ý nghĩa thật sự của đời sống nằm ở đâu? Câu trả lời là: trước khi hóa thành tàn tro, người ta phải là một tia lửa rực cháy.
Lấy bối cảnh một trại tập trung Đức Quốc xã vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II, Lửa yêu thương lửa ngục tù là câu chuyện xoay quanh cảnh lao ngục của người tù 509 và những bạn đồng cảnh của y. Trong lao tù, họ bị xem là súc vật, là những bộ xương, là những cái xác ốm đói chỉ còn chờ ngày chết. Tuy vậy, dù chỉ thoi thóp chút tàn hơi, họ vẫn nương tựa lẫn nhau, cùng chiến đấu và bảo vệ nhau. Với họ, cuộc đấu tranh này không đơn giản là đấu tranh sinh tồn, mà là đấu tranh để bảo vệ tia lửa sống đang bừng lên trong mình, tranh đấu cho quyền được làm người và quyền sống như một con người trước tội ác vô loại của bọn Đức Quốc xã.
7. Đường Về
“Tôi muốn mở cửa, đi vào trong phòng, tôi muốn nằm cuộn mình trên chiếc ghế bành, muốn ủ đôi bàn tay trong hơi ấm của gian phòng để hơi ấm ấy lan tỏa khắp người, tôi muốn nói chuyện, muốn mọi bạo tàn, khốc liệt và quá khứ sẽ tan chảy dưới đôi mắt yên lặng của người phụ nữ kia, và muốn bỏ chúng lại phía sau, muốn cởi bỏ chúng như cởi bỏ một bộ quần áo bẩn.”
8. Đêm Lisbon
Trên bến cảng Lisbon sầm uất, có hai con người, với hai con đường khác nhau, đang cùng tồn tại. Một người mong được bỏ lại sau lưng tất cả, rẽ sóng đến chân trời của an toàn và tự do; một kẻ muốn trở về khi còn món nợ chưa nguôi từ chuỗi ngày trốn chạy triền miên khỏi cánh tay bạch tuộc của bọn mật vụ. Định mệnh đẩy họ vào cuộc gặp gỡ không báo trước và người này chấp nhận trở thành nơi lưu giữ những ký ức của người kia, thứ ký ức đớn đau không còn mang theo nổi.
“Chúng tôi bám vào nhau trên một bờ vực của thế giới khác. Không có cách nào quay lui, chẳng rõ nơi đến, chỉ biết là bay lên, cùng với nhau, và cùng thất vọng, một nỗi thất vọng trầm lặng, siêu thực: nó uống cạn những giọt nước mắt thầm lặng vì chỉ biết rằng cứ phải đi, không đường trở lại mà cũng chẳng có nơi nào để đến.”
9. Bia Mộ Đen
Chơi vơi giữa dòng xoáy cuộc đời khi mà những điều khủng khiếp của chiến tranh vẫn còn ám ảnh, Ludwig Bodmer lựa chọn cách đối mặt bằng thái độ hài hước và bất cần. Tuy nhiên, bên trong anh lại là trái tim của một nhà thơ, với tâm hồn nồng nàn và lãng mạn, đang đấu tranh với thời cuộc và với chính mình để tìm ra ý nghĩa thật sự của cuộc sống mà anh đang và muốn sống.
Lấy bối cảnh thành phố quê nhà của Remarque giữa hai cuộc thế chiến, Bia mộ đên mang nhiều tính chất tự truyện và đậm màu sắc triết lý trào phúng. Như chính tác giả từng viết, đây là “câu chuyện về tuổi trẻ trễ tràng”, về một thế hệ vỡ mộng, miệt mài đi tìm lời đáp cho những câu hỏi quan trọng mà nhân loại đã dần dần quên lãng.
10. Bản Du Ca Cuối Cùng
Chiến tranh đã đẩy biết bao người vào con đường tha hương khi mỗi bến đỗ đều chỉ là tạm bợ cho đến lúc họ bị dồn đuổi đến nơi khác. Kern, một chàng thanh niên Đức, chạy trốn chế độ Quốc xã bạo tàn, lưu lạc đến Áo, bị trục xuất sang Thụy Sĩ, rồi lại tìm đường trốn sang Pháp… Trong cuộc hành trình bất định ấy, anh có duyên gặp gỡ những con người tốt bụng như Steiner, Marill; họ đã cưu mang, giúp đỡ anh trong cuộc sống khó khăn nơi đất khách. Số phận cũng cho anh gặp Ruth – người con gái mang đến cho anh một tình yêu, một niềm an ủi, một hy vọng mới. Họ đến với nhau bằng sự cảm thông sâu sắc giữa hai con người cùng cảnh ngộ. Họ yêu nhau và làm mọi cách để được ở bên nhau bất chấp những lần bị bắt giam, bị trục xuất. Hành trình của họ tựa như bản du ca của những con người không còn đất sống, chỉ có thể bám víu vào con thuyền mang tên hy vọng và tình người.