ĐƯỜNG THI
Tình trạng: Hết hàng
Mã sản phẩm: ĐT-K1942
Tác giả: NGÔ TẤT TỐ
Nhà xuất bản: TAO ĐÀN
Năm xuất bản: 1942
4.000.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
Cũng như thơ của các đời khác, thơ Đường đại-khái chia ra hai loại: một loại mỗi câu năm chữ gọi là ngũ-ngôn, một loại nữa gọi là thất ngôn, mỗi câu thường có bảy chữ.
Trong hai loại đó, mỗi loại lại có ba thể: Cổ-phong, Tuyệt-cú và Luật-thi.
Nói về hình-thức, ba thể ấy khác nhau rất xa.
Cổ-phong là lối tự-do hơn hết. Miễn là có vần, không cần niêm-luật. Số câu cũng không nhất-định. Nhiều ra, có khi đến ngoài một trăm, ít nhất cũng sáu, bảy câu.
Bó-buộc một cách chặt-chẽ thì là luật-thi. Một bài, nhất định phải đủ tám câu, năm vần. Tiếng bằng, tiếng trắc của mỗi câu, nhất-định phải theo đúng luật, và những chữ ở bốn câu giữa của mỗi bài, nhất định phải đối nhau chằm-chặp.
Tứ-tuyệt là thể đứng ở khoảng giữa. Tuy mỗi bài cũng hạn bốn câu và mỗi câu cũng phải theo luật bằng-trắc, nhưng mà các câu không cần đăng-đối. Tuy được tự-do phóng túng, nhưng cũng phải chú-trọng về phần âm-hưởng.
Ngoài ba thể đó lại còn một thể ngũ-ngôn-bài-luật, đứng ở cuối cùng. Nó là hai luật ngũ-ngôn ghép lại làm một. Mỗi bài tám vần, mười sáu câu. Chẳng những các câu đều phải theo đúng niêm-luật, mà trừ hai câu cuối cùng, mười bốn câu trên tất-nhiên phải đối với nhau. Thể thơ này, chỉ để các ông "thợ thơ" dùng vào trong việc khoa-cử. Những khi cao-hứng mà làm thơ chơi, ít ai dám động đến nó. Vì nó làm cho người ta mất hết tinh-thần tự-do trong nghề thơ.
Trích Lời nói đầu - Ngô Tất Tố