TRỊNH GIA CHÍNH PHẢ
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: TGCP-TNT
Tác giả: Trịnh Như Tấu
Nhà xuất bản: NGÔ TỬ HẠ
Năm xuất bản: 1933
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
Họ có Gia phả cũng như nước có lịch sử, để kỷ niệm công đức của tổ tôn đời trước và tổ bảo nguồn gốc cho con cháu đời sau.
Là quyển gia phả của chúa Trịnh, chép hết công việc của 12 đời chúa, từ lúc thịnh đến lúc suy, gồm đủ mọi việc chính trị, văn chương, ngoại giao, nội chiến, quốc thể, nhân tài,vv. Về đời vua Lê, chúa Trịnh: tóm lại là hết thảy những điều quan hệ đến lịch sửnước Nam trong klhoảng 249 năm từ thế kỷ thứ XIV đến thế kỷ thứ XVIII (1539 – 1787) đều có quyển sách này
Nhà Trịnh là một nhà to họ, dài giống, trong nước Việt Nam. Xem chữ có câu rằng: “ Trịnh tồn, Lê tại”, thì biết Lê nhờ có Trịnh, mấy gây dựng được cơ nghiệp trung hưng. Xem lại có câu: “Vua Lê chúa Trịnh”, thế là Trịnh nhờ Lê mới dựng lên cơ nghiệp, trải thờ mười bốn đời vua, tính có hai trăm bốn mươi năm lẻ. Văn trịnh, võ công đã rõ rệt trong lịch sử triều Lê, mà thế thứ trước sau đều ghi chép trong gia phả họ Trịnh. Duy từ lúc vua Lê thất thế, họ Trịnh bá thiên, con cháu xa đời, gia phả rách nát.
Như thế mà muốn khảo cứu, soạn thành một bộ Gia phả hoàn toàn không phải việc dễ. Và nay đương lúc hán tự hậu tàn, Quốc ngữ đương thịnh, làm sách quốc ngữ cốt lấy chơi nhẽ giản dị, từng thứ phân minh như vờn nước trong, vẽ người đẹp, quý vẻ tự nhiên, không cần phấn sức. Nếu nói văn hoa quá sợ mất sự thực của tiền nhân, mà vắn tắt quá sao đủ làm gương cho hậu thế? Vậy thời phải học hành rộng, kiến thức cao mới có thể làm được.
Ông Trịnh Như Tấu, dòng dõi nhà Tông, tính lại ham học, mới đỗ Tham tá, chuyên học sử khoa. Trong hạn Thượng du, được ngày công hạ, tự xem Gia phả, dịch ra Quốc văn, thấy chỗ nào khiếm khuyết, lấy “Khâm địch Việt sử” thêm vào cho đủ, thấy chỗ nào sai nhầm trích “Việt Nam sử được” chua vào cho tường. Tóm tắt cả thẩy mười hai đời, chia ra làm năm giai đoạn. Nói có chứng cứ, như dao chém đá, như đinh đóng cây. Văn không cầu kỳ, trẻ con dễ xem, đàn bà dễ hiểu. Lại kê cửu niên hiệu nhà Lê sóng mấy dương lịch, làm thành một quyển có linh trăm tờ, nhan đề: “Trịnh Gia Chính Phả”. Làm xong đưa tôi xem: tôi đọc từ đầu đến cuối, hết lòng kính phục, nên cầm bút làm tựa này.
Lão Nhai, ngày 15 tháng 3 năm Nhân Thân
Niên hiệu Bảo Đại thứ bảy (21 mars 1932)
Tú tài Hàn lâm viện kiểm thảo
Đầu hoa Trần kinh nam