CẦU HÔN
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: CH-K1975
Tác giả: TRẦN TUẤN KIỆT
Nhà xuất bản: HỒNG LĨNH
Năm xuất bản: 1969
1.500.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
CẦU HÔN
SÁCH CÓ TÌNH TRẠNG RẤT ĐẸP
Từ khi còn rất trẻ, vào thập niên 1950, thơ văn của ông đã xuất hiện nhiều trên báo chí. Ban đầu Trần Tuấn Kiệt nhờ Nhất Linh, Nguyễn Vỹ, Tam Ích giới thiệu viết báo. Cho đến năm 1975, ông đã cộng tác với báo Sinh lực của Đồng tân, Văn hóa ngày nay của Nhất Linh, Phổ thông của Nguyễn Vỹ, Vui sống của Bình Nguyên Lộc, Sống của Chu Tử, Nghệ thuật của Mai Thảo. Trần Tuấn Kiệt cũng là một cao thủ của trường phái Tây Sơn Nhạn. Có thời ông dạy võ.
Vào khoảng thập niên 70, ông chủ trương nhà xuất bản Hồng Lĩnh với Mặc Tưởng, Phạm Quốc Bảo, Bùi Ngọc Tuấn chủ yếu in các tác phẩm của mình và bè bạn. Năm 1971 ông được trao giải thưởng văn chương toàn quốc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa với tập thơ Lời gởi cho cây bông vải.
Ngoài bút hiệu Sa Giang và tên thật Trần Tuấn Kiệt dùng cho thơ và biên khảo thơ, ông còn dùng nhiều bút hiệu khác để viết sách võ thuật (20 năm trước, tôi nhiều lần gặp ông, tay xách cái giỏ lát trong đó có nhiều bản thảo võ thuật, đem bán cho một cty làm sách), ông còn viết truyện thần thoại dân tộc cho nhà sách Khai Trí và các nhà xuất bản do người Hoa làm chủ và đặt mua: khoảng hai trăm cuốn truyện kiếm hiệp, dã sử tình cảm kí bút hiệu Lan Sơ Khai, Xuân Thu, Hồng Lĩnh Sơn; sách võ thuật kí tên Hồng Lĩnh, Phi Long, Ðại Tâm; sách về tư tưởng dưới bút hiệu Việt Thần, Duy Thức, Việt Hoàng. Suốt đời ông sống bằng chữ nghĩa.
Tuy viết đủ thể loại, nhưng nghiệp dĩ chính của Trần Tuấn Kiệt vẫn là thơ với số lượng rất lớn.
Sau tháng 4.1975, ông bị đi "cải tạo" 10 năm. (Nguồn: sử dụng một số tư liệu trong trang thivien).
Tại Sài Gòn, ông thuộc nhóm "văn nghệ sĩ vỉa hè".
Nhà thơ Du Tử Lê mất trước ông một ngày, thế hệ các văn nghệ sĩ làm nên nền văn học nghệ thuật Việt Nam Cộng Hòa lần lượt ra đi theo quy luật thời gian nhưng tác phẩm họ vẫn còn ở lại, dù đã và đang bị vùi giập.
Tác phẩm chính đã xuất bản:
Thơ:
Thơ Trần Tuấn Kiệt (1963)
Nai (1964)
Bài ca thế giới (1964)
Cổng gió (1965)
Em còn hái trái (1970)
Triền miên ngâm khúc
Cỏ nội
Mê cung
Màu kỉ niệm
Niềm hoan lạc
Lời gởi cây bông vải (1969)
Truyện:
Sa mạc lan dần
Tiếng đồng nội
Biên khảo:
Thi ca Việt Nam hiện đại
_____
Con chim, tôi và em
con chim trắng nọ bay tung gió
hót rụng trăng vàng giữa biển khơi
ôm mảnh trăng tàn em ngủ lạnh
đảo buồn xao xuyến giấc mơ rơi
em ngủ ngàn năm sóng gợn sầu
lấp lánh sao ngời biển hạt châu
con chim trắng nọ bay xa hút
mất ánh trăng vàng em xót đau
ta đến trong mơ em một chiều
non buồn biển lạnh đảo đìu hiu
ngàn năm hoang vắng gò xương nọ
em tự muôn đời ngủ tịch liêu.
Sa mạc
đêm lay bóng nhỏ luân hồi
tiếng ca mờ ảo một trời hoang mang
bước do thái nặng muôn vàn
chưa về thánh địa còn lang thang sầu
biển buồn cát trắng chân đau
túp lều hoang vắng ngàn thâu lạnh người
TRẦN TUẤN KIỆT