TÂN BIÊN TRUYỀN KỲ MẠN LỤC
Tình trạng: Hết hàng
Mã sản phẩm: TBTKML-K1975
Tác giả: NGUYỄN TỰ
Nhà xuất bản: BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC
Năm xuất bản: 1962
2.000.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
Truyền kỳ mạn lục (chữ Hán: 傳奇漫錄, nghĩa là Sao chép tản mạn những truyện lạ), là tác phẩm duy nhất của danh sĩ Nguyễn Dư (thường được gọi là Nguyễn Dữ), sống vào khoảng thế kỷ 16 tại Việt Nam. Đây là tác phẩm được Hà Thiện Hán viết lời tựa, Nguyễn Bỉnh Khiêm (thầy dạy tác giả) phủ chính, Nguyễn Thế Nghi, dịch ra chữ Nôm, và đã được Tiến sĩ Vũ Khâm Lân (1702-?), đánh giá là một “thiên cổ kỳ bút”.
Ngay từ khi tác phẩm mới hoàn thành đã được đón nhận. Về sau nhiều học giả tên tuổi như: Lê Quý Đôn, Bùi Huy Bích, Phan Huy Chú, Bùi Kỷ, Trần Văn Giáp, Trần Ích Nguyên (Đài Loan)… đều có ghi chép về Nguyễn Dữ và định giá tác phẩm này.
Người viết cuốn này là Nguyễn Tự tiên sinh, người làng Gia phúc đất Hồng Châu ( là xã Tùng Lâm, phủ Ninh Giang, tỉnh Hải Dương). Cụ là con cả của Nguyễn Trường Phiếu, cụ đỗ tiến sĩ triều Lê, khoa bính dần, niên hiệu Hồng Đức thứ 27, làm quan đến chức thượng thư, nay còn có đền thờ và được phong thượng đẳng thần. Nguyễn Tự thi đỗ hương điền, rồi được trúng cách vài khoa thi hội, kế đó được bổ huyện tể huyện Thanh Toàn. Tại nhiệm được một năm, tiên sinh từ quan về nhà nuôi mẹ cho trọn đạo hiếu. Trong khi ở nhà, tiên sinh viết cuốn " Truyền kỳ mạn mục" để gửi tâm trạng mình vào đó.
Tác phẩm mang đến cho người đời những câu chuyện thần tiên huyền ảo. Người đời coi những chuyện thông thường nên rất thích thú với những câu chuyện kì lạ, hư ảo về trần giang. Những câu chuyện, này không đơn giản chỉ là những chuyện lưu truyền dân gian cho dân chúng đọc. Các bậc vua chúa, thánh tri từng hiệu dụng những chuyện hoang đường này vào việc răn đời, trị nước.