VĂN HỌC CỔ CẬN ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẾN CÁC MÃ NGHỆ THUẬT
Tình trạng: Hết hàng
Mã sản phẩm: VHCDVN
Tác giả: NGUYỄN HUỆ CHI
Nhà xuất bản: NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM
Năm xuất bản: 2013
350.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
VĂN HỌC CỔ CẬN ĐẠI VIỆT NAM TỪ GÓC NHÌN VĂN HÓA ĐẾN CÁC MÃ NGHỆ THUẬT
Tác giả: Nguyễn Huệ Chi
NXB GIÁO DỤC VIỆT NAM - 2013
Sách bìa cứng, gáy và ruột tốt
Cuốn sách là tinh tuyển các công trình của GS NGUYỄN HUỆ CHI, do NXB Giáo Dục công bố tháng 4-2013, phản ánh một cách đọc, hiểu và cảm của một người nghiên cứu chuyên sâu văn học Cổ cận đại dân tộc trong 50 năm, được sắp xếp thành bốn phần, bám sát hệ thống tư duy khoa học của tác giả.
Hai phần đầu, tiếp cận các hiện tượng văn học, từ dạng thức văn bản (thơ, văn) đến gương mặt văn, thi gia, trải dài mười thế kỷ. Truy tìm các “mã nghệ thuật” như những chìa khóa và xoay quanh các thủ pháp diễn ngôn của từng nhà thơ nhà văn, người viết cố gắng nắm bắt đặc trưng nghệ thuật tiêu biểu của các kiểu loại sáng tác và tư tưởng thẩm mỹ của chủ thể nghệ thuật như những cá tính sáng tạo không lặp lại, cũng không tách rời khát vọng tự do của những cái “tôi” cá thể cá nhân.
Phần thứ ba, tiếp cận các tiến trình văn học, theo chiều hướng biến chuyển hết thăng đến giáng của chế độ phong kiến, hoặc thông qua các chuyển động lịch sử bất thường có ảnh hưởng đến tâm lý toàn xã hội như biến cố chống xâm lăng, giải phóng dân tộc, cùng với cả những biến đổi tiệm tiến, sâu xa trong phạm vi vĩ mô của vùng văn hóa Đông Á có tác động nhiều ít đến quan niệm thẩm mỹ chi phối văn học mỗi thời kỳ. Chú ý vạch ra ở mỗi tiến trình một dấu mốc riêng của lịch sử văn học, trong đó, đằng sau biểu hiện nghệ thuật, tinh thần dân tộc từng bước trưởng thành và rõ nét bản sắc.
Phần thứ tư, tư duy phương Đông và một vài đặc trưng văn học sử, nhấn mạnh tính chất “khu vực” quy định phương thức tư duy nghệ thuật đặt thù của văn học Việt Nam Cổ cận đại, tạo nên sự dung hợp các nhân tố Nho, Phật, Lão, các phạm trù “động” và “tĩnh” cũng như quy luật tiếp thu và thanh lọc thường xuyên qua lại giữa ngoại vi và trung tâm như một chu trình diễn ra không ngừng trong mười thế kỷ sáng tác văn học.