Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969.427.661
Giỏ hàng 0
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ
CỐ ĐÔ HUẾ

CỐ ĐÔ HUẾ

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: CDH

Tác giả: Thái Văn Kiểm

Nhà xuất bản: BỘ QUỐC GIA GIÁO DỤC

Năm xuất bản: 1960

Liên hệ

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969.427.661

Thông tin chi tiết

Sách đóng bìa, gồm 2 tập Thượng và tập Hạ đóng chung, ruột đẹp, 342 trang

Trong lịch sử nước ta, mỗi lần thiên di thủ phủ là mỗi lần báo hiệu cả một thời đại mới sắp sửa. Tựu trung, có ba lần thiên đô trọng đại hơn cả: Lần đầu là sự dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về Thăng Long ở trung châu Bắc Việt hồi đầu nhà Lý (năm 1010), lần thứ hai là sự định đô ở Phú Xuân (tức là thành Huế bây giờ) hồi Nguyễn Sơ (1802), lần thứ ba là sự định đô ở Sài Gòn giữa năm 1954. 

Trọng đại là vì, cùng với sự dời đô về Thăng Long hồi đầu thế kỷ thứ XI, nước ta đã bước qua thời kỳ độc lập phôi thai, khí thế nước còn non yếu, các vua phải lẩn quất ở miền sơn cước hiểm trở để làm thế lâu dài mà hình thành từ đấy một kỷ nguyên vững mạnh phú cường. Đó là những thế kỷ vinh quang nhà Lý, nhà Trần, nhà Hậu Lê đã làm rạng rỡ Đại Việt xưa. 

Đặc biệt nhất cùng với sự hình thành kinh đô Huế từ thế kỷ XVII cho tới đầu thế kỷ XIX, là sự nghiệp vẻ vang dựng nước của nhà Nguyễn đã đem về cho đất nước ta những vùng đất mênh mông, giàu có, với bao nhiêu công trình di dân lập ấp, phát triển mạnh mẽ ở lưu vực sông Cửu Long, làm cho triển vọng của dân tộc thực là vô lượng. 

Ở cuốn sách này, tác giả đã nghiên cứu về lịch sử của kinh thành Huế. Một nơi được coi là công trình kiến trúc vĩ đại, đã tốn bao nhiêu tâm huyết của người xư, của lớp người mở nước, từng đem cả nền văn minh lâu đời của tổ tiên miền Bắc để chống chọi và thay thế những nền văn hoá rực rỡ của Chiêm Thành và Chân Lạp vững mạnh hàng mấy thế kỷ. 

Nghiên cứu lịch sử của cố đô Huế, đồng thời cũng là nghiên cứu sức sống của cả dân tộc Việt Nam qua các thế kỷ XVI, XVII, XVIII, và XIX vậy. Tiêu biểu và tượng trưng rõ rệt cho cái tinh thần và sức sống ấy hơn cả là các công trình kiến trúc thành trì, đền đài, cung điện, lăng tẩm, miếu vũ, chùa chiền ở hai bên bờ Hương giang, đã làm thay đổi sâu xa miền Ô-Lý xưa của dân Chiêm mà kết thành một kỳ công văn hoá vừa hùng mạnh, vừa mỹ lệ, đánh dấu một bước tiến vĩ đại của dân tộc Việt Nam trên trường kỳ lịch sử.

Sách cùng danh mục