Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969427661
Giỏ hàng 0
ĐI TÌM TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG - HUỲNH PHAN ANH
ĐI TÌM TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG - HUỲNH PHAN ANH

ĐI TÌM TÁC PHẨM VĂN CHƯƠNG - HUỲNH PHAN ANH

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: ĐTTPVC-HPA

Tác giả: HUỲNH PHAN ANH

Nhà xuất bản: ĐỒNG THÁP

Năm xuất bản: 1972

1.800.000 đ

Số lượng

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969427661

Thông tin chi tiết

 Tập tiểu luận – phê bình Đi tìm tác phẩm văn chương với cách nhìn và cảm nhận mới về văn chương, một phương pháp phê bình hoàn toàn vượt thoát những định đề phê bình cổ điển. Tác phẩm này đã đưa Huỳnh Phan Anh trở thành cây bút phê bình hàng đầu của văn học miền Nam bấy giờ khi tuổi đời tác giả chưa tới 30…Sau đó, Huỳnh Phan Anh cùng với các nhà văn – nhà phê bình Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyễn Nhật Duật, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Hữu Trí và Đặng Phùng Quân quy tụ thành nhóm Đêm Trắng. Đêm Trắng là nhóm văn học có khuynh hướng hiện sinh, đi tìm cái mới trong văn chương để làm mới văn chương. Hầu hết thành viên của nhóm là nhà văn kiêm nhà giáo dạy văn học và triết học. Huỳnh Phan Anh rất ngưỡng mộ và chịu ảnh hưởng của Jean Paul Sartre, nhà văn – nhà triết học người Pháp, người có công xiển dương chủ nghĩa hiện sinh.

Hỳnh Phan Anh là một trong những nhà phê bình văn học tài năng của văn học đô thị miền Nam, giai đoạn 1965 - 1975. Ông nổi tiếng với lối phê bình văn học mới mẻ, độc đáo và rất chịu khó đào sâu, tìm tòi nghiên cứu đến tận cùng gốc rễ các vấn đề của tác phẩm văn chương. Các tác phẩm phê bình nổi tiếng nhất của ông có thể kể đến Người đồng hành, Văn chương và kinh nghiệm hư vô, Duyên Anh - Tuổi trẻ mộng và thực... Đặc biệt, với tập tiểu luận - phê bình “Đi tìm tác phẩm văn chương”, tác giả đã thành công dẫn dắt người đọc “dạo chơi” trong cõi văn chương đầy sức ma mị, quyến rũ và huyền hoặc. Có thể nói, tác phẩm mở ra một cánh cửa thông hành giúp người nghệ sĩ và độc giả thấu cảm nhau hơn trên hành trình chinh phục và lĩnh hội các tác phẩm nghệ thuật.

Ngay từ nhan đề của tập tiểu luận - phê bình “Đi tìm tác phẩm văn chương” đã thể hiện rất rõ tư tưởng, sự dụng công trong việc giải mã, đọc vị và truy tìm đến tận cùng gốc rễ văn bản văn học của nhà phê bình Huỳnh Phan Anh. Có thể nói, chỉ vỏn vẹn trong một chương “Mấy vấn đề văn nghệ”, tác giả đã khái quát toàn bộ bức tranh đời sống văn nghệ  của nền văn học đô thị miền Nam, giai đoạn 1965 - 1975. Ông cũng phản ánh được thực trạng sáng tác và tiếp nhận, phê bình văn chương trong cái nhìn rất sắc sảo, chân xác. Đặc biệt, ông đã tiếp thu và vận dụng rất linh hoạt, mới mẻ chủ nghĩa hiện sinh, phân tâm học trong tập tiểu luận - phê bình của mình. Mặc dù đây là một tập lý luận phê bình nhưng nó không mang đến cho người đọc cảm giác khô khan, khó hiểu khi đọc; bởi vì tác giả đã viết phê bình và giải thích các thuật ngữ khoa học, hàn lâm bằng ngôn ngữ dung dị, dễ hiểu nhất. Đó cũng là một trong những yếu tố góp phần làm nên thành công của tập tiểu luận - phê bình này.

Huỳnh Phan Anh cộng tác thường xuyên với bán nguyệt san Văn, tạp chí văn học uy tín ở miền Nam trước năm 1975. Anh còn cộng tác với các tạp chí, tuần báo văn nghệ Văn họcVấn đềKhởi hành… Ngoài phê bình, Huỳnh Phan Anh còn được biết đến là một dịch giả uy tín với những tác phẩm dịch tiêu biểu như Chuông gọi hồn ai của E. Hemingway, Lạc lối về của H. Boll, Tình yêu bên bờ vực thẳm (tức Khải hoàn môn) của E.M. Remarque, Victor Hugo – bí ẩn cuộc đời của A. Maurois, Thế giới của Sophie của J. Gaarder, Tình cuồng của R. Radiguet, Hợp tuyển thơ Yves Bonnefoy… Đặc biệt, tập thơ Rimbaud toàn tập là bản dịch đầy tâm huyết. Phải là một nhà thơ đích thực mới có thể chuyển ngữ được những câu thơ với ngôn ngữ đi trước thời đại hàng trăm năm của RimbaudHơn 20 năm sau Huỳnh Phan Anh khẳng định trong tuyển tập Thơ tự do (NXB Trẻ, năm 1999) với bài tiểu luận ngắn về thơ tự doNhà phê bình họ Huỳnh có cái nhìn mới và phóng khoáng mang tính “tiên tri” về thơ tự do hay là sự toàn cầu hóa của thơ. “Nó báo trước một thời đại toàn cầu chỉ mới hình thành và đang còn là một ý niệm mới”. Hiện nay toàn cầu hóa là xu thế tất yếu của nhân loại.

Sách cùng danh mục