Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969427661
Giỏ hàng 0
KIM CÁC TỰ
KIM CÁC TỰ
KIM CÁC TỰ
KIM CÁC TỰ
KIM CÁC TỰ
KIM CÁC TỰ

KIM CÁC TỰ

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: KCT

Tác giả: YUKIO MISHIMA

Nhà xuất bản: An Tiêm

Năm xuất bản: 1970

1.500.000 đ

Số lượng

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969427661

Thông tin chi tiết

KIM CÁC TỰ

Tác giả: YUKIO MISHIMA

SÁCH RẤT ĐẸP

Bằng năng lực ngôn từ và trí tưởng tượng cùng kiến thức về tâm lý học, triết học của một nhà văn lớn, ông đã lột tả xuất sắc diễn biến động cơ đốt chùa của một kẻ yêu cái đẹp (chú tiểu) và quá trình giải thoát khỏi bất hạnh do nỗi ám ảnh chiếm hữu cái đẹp. 

Người Nhật có một sự nhạy cảm vô cùng lớn trước sự vô thường của cái đẹp. Mono No Aware (thương cảm sự phù du) vì thế là một khái niệm phổ biến ở Nhật nhưng không có chữ cùng nghĩa trong ngôn ngữ quốc tế (tiếng Anh). 

Và người Nhật cũng tin rằng, cái đẹp không tồn tại vĩnh viễn, giống như vẻ đẹp của hoa anh đào, quốc hoa của Nhật Bản, chỉ nở rực rỡ trong ba - bốn ngày rồi tàn lụi. 

Ngày nay, cùng với nhận thức về sự phù du của kiếp người và vẻ đẹp của những thứ liên tục đổi thay trong thế giới tự nhiên luôn biến đổi, một phần nhân loại đã tiến đến nhận thức một sự thật quan trọng: quyền lực và sự thịnh vượng kéo dài vài chục đến vài trăm năm ở một số vương triều và một số quốc gia, từng có lúc khiến loài người lầm tưởng rằng chúng tồn tại mãi mãi, rồi cũng lụi tàn.

Giống như chú tiểu Mizoguchi trong tiểu thuyết, si mê Kim Các tự đến mức muốn nó tồn tại vĩnh cửu trước nguy cơ nó sẽ bị phá huỷ bởi chiến tranh, và cả bởi thời gian. Ham muốn này đi ngược lại với quy luật hữu hạn của vạn vật. Đây chính là lúc bất hạnh tìm đến. Sự ám ảnh ấy cản trở Mizoguchi sống một cuộc sống dung dị của một con người. 

Tiểu thuyết có kết thúc tươi sáng khi cuối cùng Mizoguchi cũng học được bài học phân biệt cái đẹp duy lý trong tâm tưởng và chọn vẻ đẹp dung dị của hiện thực. Chú tiểu Mizoguchi đã nhận ra lòng ham sống của bản thân và chú đã có thể sống tốt hơn sau khi đốt chùa. Hành động đốt chùa trở thành biểu tượng của sự từ chối bám chấp vào cái vô thường, sự nhận biết cái giả tạm của lòng ham muốn chiếm hữu cái đẹp, và điều này cũng giống với bất cứ thứ ham muốn quá mức nào đó ở thế gian.

Sách cùng danh mục