KIM CỔ KỲ QUAN
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: KKCQ
Tác giả: NGUYỄN VĂN THỚI
Nhà xuất bản: MỘT NHÓM BẰNG HỮU
Năm xuất bản: 1972
1.200.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
KIM CỔ KỲ QUAN
SÁCH ĐẸP HOÀN HẢO
Trong kho tàng văn học dân gian Nam Bộ, có một bộ tác phẩm thơ chữ Nôm với dung lượng đồ sộ mà đến nay vẫn chưa có nhiều công trình đề cập đến. Đó là Kim cổ kỳ quan - tác phẩm vô cùng giá trị trong lòng những người tín đồ đạo Bửu Sơn Kỳ Hương. Tác giả của nó - ông Nguyễn Văn Thới cũng là một “ông đạo” nổi tiếng của tôn giáo nầy. Nội dung tác phẩm không chỉ chuyển tải giáo lý của đạo, mà còn phần nào phác họa tình hình xã hội và trạng thái tâm lý của người dân Nam Kỳ trong buổi đầu thuộc Pháp. Tuy nhiên do mang màu sắc tôn giáo, khiến Kim cổ kỳ quan đến nay vẫn chưa được chú ý nghiên cứu sâu và đánh giá đầy đủ. Bên cạnh đó, trong giai đoạn giao thời giữa Nho học và Tây học, văn chương trên vùng đất mới phương Nam trước nay bị lãng quên, việc nghiên cứu Kim cổ kỳ quan như một đóng góp nhỏ cho công việc bổ khuyết khoảng trống đó.
Giá trị tư tưởng của Kim cổ kỳ quan
Trước tiên, do tác phẩm ra đời trong hoàn cảnh đất nước bị xâm lăng, dân chúng phẫn uất trước chế độ cai trị của Pháp, nên nội dung đã phản ánh phần nào bối cảnh xã hội đương thời. Bên cạnh đó là những lời tiên tri về chiến tranh, mất mùa, đói khổ, thiên tai, chết chóc… sẽ diễn ra. Chẳng hạn: “Thây không lấp mà để phơi khô / Không nước mà uống nam mô đạo nào”, hay: “Đói ăn bắp đói nữa ăn khoai / Hết khoai hết bắp chiều mai ăn đá”…
Song, sau những hiểm họa đó sẽ là một tương lai tươi sáng cho dân tộc. Tác giả bày tỏ niềm lạc quan về một “đời thạnh trị” trên đất nước Việt Nam: “Của người Tây trả cho người Tây / Tân trào phế luật thẳng ngay rõ ràng”, hoặc: “Nơi nơi đều ngợi chữ thảnh thơi / Ca ngâm xứ xứ vui chơi thanh nhàn”… Con người của đời sống mới là những người tài giỏi: “Sau nước Nam ít kẻ vụng về / Thông minh trí huệ nhiều nghề giỏi hay”, hoặc: “Con mắt sao ngó thấy sáng ngời / Trong như mắt cọp miệng cười ngọt thơm / Răng thì trắng thiệt người ăn cơm / Lưỡi sao răng vậy gạo thơm ngọt ngào”…
Để hướng đến đời sống mới như thế, tác giả khuyên con người tu hành, làm điều thiện, noi theo những tấm gương tốt: “Nói trong lục tỉnh bây giờ / Làm lành niệm Phật mà chờ đợi vua” hay “Đền ngọn rau tấc đất mới ưng / Thờ cha kính mẹ vạn xuân tuổi trời / Khá noi theo Nghiêu Thuấn ở đời / Không nhà đóng cửa lập đời thanh nghiêm”… Đồng thời, tác phẩm cũng răn đe kẻ ác: “Lòng dân tâm quỷ tánh ma / Mười người xuống chốn Diêm La chín người”, hay: “Chớ đừng bạc nghĩa phi ân / Phật trời nay đã cầm cân công bình”…
Để đáp ứng được tâm lý của quần chúng nhân dân, tác giả Nguyễn Văn Thới đã khéo léo đưa giáo lý Bửu Sơn Kỳ Hương vào bộ tác phẩm đồ sộ của mình, với tư tưởng chủ đạo là tận thế sẽ xảy ra để kết thúc đời Hạ nguơn, hội Long Hoa sẽ được mở tại vùng “linh địa” Thất Sơn (An Giang) để lập đời mới Thượng nguơn. Điều đó được thể hiện qua rất nhiều câu, chẳng hạn như: “Bề nào hội thí Thất Sơn / Biết rằng quân tử tiểu nhơn vuông tròn”, hay: “Vận nghèo ai chẳng phi ơn / Của trời Phật để Thất Sơn thiếu gì”…
Tuy nhiên nhìn chung, bàng bạc trong Kim cổ kỳ quan vẫn là tâm lý ưu thời mẫn thế của một người thất chí trong cơn ly loạn của đất nước: “Đêm năm canh thổn thức chẳng yên / Ngày sáu khắc sầu riêng mối đạo / Tưởng ái quốc cơ đồ sáng tạo / Nhìn lê dân cường bạo đa đoan / Chúa mỏi lòng chúa nghỉ thân an / Tôi mệt dạ còn mang nạn cả / Thời quân nhược quả kia báo quả / Thế thần cường giày giã trung cang.” Toàn bộ nội dung tác phẩm mang tính định hướng cao, nhắc nhở con người về các giá trị đạo đức, chân - thiện - mỹ, đặc biệt là giáo lý Tứ ân của đạo Bửu Sơn Kỳ Hương (ân tổ tiên cha mẹ, ân đất nước, ân Tam Bảo, ân đồng bào nhơn loại)…
Người Nam Bộ mến mộ tác phẩm Kim cổ kỳ quan vì “họ có thể tìm thấy ở đó tấm lòng ưu thời mẫn thế, kiên trinh, tiết tháo của tác giả, tinh thần từ bi bác ái, khuyến thiện trừng ác, yêu nước thương dân, chống ngoại bang xâm lược…,