NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA
Tình trạng: Còn hàng
Mã sản phẩm: NTNHNTQH
Tác giả: NGUYỄN ĐÔNG NGẠC
Nhà xuất bản: SÓNG
Năm xuất bản: 1974
7.500.000 đ
Giao hàng toàn quốc
Sách gốc
Thông tin chi tiết
NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA
TÁC GIẢ: NGUYỄN ĐÔNG NGẠC
NHÀ XUẤT BẢN SÓNG, 1974
SÁCH DÀY 800 TRANG
SÁCH CÓ CHỮ KÝ TẶNG CỦA TÁC GIẢ
GIÁ BÁN: 7.500.000 ĐỒNG
Vào đầu năm 1974, nhà xuất bản Sóng của nhà văn Nguyễn Ðông Ngạc (1939, Phúc Yên - 1996, Montréal), xuất bản một bộ sách anh gọi là “tác phẩm một đời” để lại: Những Truyện Ngắn Hay Nhất của Quê Hương Chúng Ta (1954-1973), trong có 45 truyện ngắn của 45 nhà văn, ngay trên bìa sách, và trong lời mở đầu, là những dòng chữ sau này anh em gọi là “tiên tri:” Hai Mươi Năm Văn Học Miền Nam 54-73. Cuốn sách dày 800 trang cộng với 48 trang giấy trắng mịn in chân dung 45 nhà văn chụp bởi nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất lúc bấy giờ: Trần Cao Lĩnh.
Với NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA - 1 tuyển tập, mà ngay từ cái tên đã nói đến sự trân trọng của những người biên tập tập sách quý giá này. QUÊ HƯƠNG CHÚNG TA. Thân & thương lạ! Mà trong lời phi lộ bùi ngùi 1 cảnh tình khó giải bày, cũng phần nào giải đáp được lí do, vì sao, trước 1975, VĂN HỌC là một phần đời, là một hơi thở, của đa số mọi người giai đoạn đó! Đây , "Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp và cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải."
Càng về sau, cho tới giờ là đúng 40 năm từ khi bộ sách hiện diện, người ta càng thấy Nguyễn Ðông Ngạc có tầm nhìn xa, nghĩ rộng, khi anh bắt tay vào việc. Anh mất ít nhất là sáu tháng để đi gặp từng nhà văn anh đã chọn lựa, khi đi một mình, khi đi với nhiếp ảnh gia, vừa chụp ảnh nhà văn, vừa xin nhà văn có mặt một chữ ký, và 3 câu hỏi chính, trong đó câu chót rất thiết thực: “Về truyện ngắn hay nhất và thích nhất (anh hay chị) chọn lựa để (in trong bộ sách), xin quí anh chị nói thêm ít lời để soi sáng thêm (ý nghĩa trong truyện, hay vì sao thích nhất chuyện đó).”
Bộ sách chính là di sản của nhà xuất bản, và đạt tầm mức anh đã định trước, như trong “Lời Nhà Xuất Bản:” “Ðây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành cho quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho tự do và những giá trị nhân bản. Những người của phần đất bên này dòng Bến Hải.”
Mục đích thật rõ ràng. Những ai vào tuổi 33 đã quan niệm rõ ràng hơn Nguyễn Ðông Ngạc về cuộc tranh đấu cho tự do và các giá trị nhân bản, hơn Nguyễn Ðông Ngạc, giữa những gì đang xảy ra lúc đó? Trong hỗn loạn của những cuộc biểu tình bị xúi giục, của một sinh hoạt truyền thông bị đánh lạc hướng, nhiễm độc bởi các âm mưu lật đổ, phá hoại? Có một câu nữa khẳng định hơn về bộ sách: “Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống ‘đã mất’ (in nghiêng trong sách) hay ‘sắp đến’ của chính mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.” Sao anh lại có thể cả quyết đến thế nếu anh không nhìn thấy trước, trong tâm tưởng? Thực tế bùng vỡ chỉ hơn một năm sau, Miền Nam mất, những cuộc sống cũ đã mất, và những cuộc sống sắp đến đã đến.
Bốn mươi năm đã qua từ năm chót của cuốn sách (1973), 45 nhà văn góp mặt, theo thứ tự ABC, nay đã ra đi rất nhiều. Chúng ta hãy kiểm điểm những người lúc góp truyện còn sống cả, nay ghi dấu bằng một chữ thập, nếu họ đã không còn: Bình-Nguyên Lộc (+), Cung Tích Biền, Doãn Quốc Sỹ, Du Tử Lê, Duy Lam, Duyên Anh (+), Dương Nghiễm Mậu, Ðịnh Nguyên (+), Hồ Hữu Tường (+), Huỳnh Phan Anh, Lê Tất Ðiều, Mai Thảo (+), Mặc Ðỗ, Nguyễn Ðình Toàn, Nguyễn Ðông Ngạc (+), Nguyễn Ðức Sơn, Nguyễn Mạnh Côn (+), Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn Quốc Trụ, Nguyễn Sỹ Tế (+), Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Nguyễn Thụy Long (+), Nguyễn Tường Giang, Nguyễn Xuân Hoàng, Nhã Ca, Nhất Hạnh, Nhật Tiến, Sơn Nam (+), Thái Lãng, Thanh Nam (+), Thanh Tâm Tuyền (+), Thảo Trường (+), Thế Phong, Thế Uyên (+), Tô Thùy Yên, Trần Thị Ngh, Trần Tuấn Kiệt, Trùng Dương, Túy Hồng, Viên Linh, Võ Phiến, Vũ Hạnh, Vũ Khắc Khoan (+).Ðúng một phần ba trong số 45 đã không còn nữa.