Sách Bảo Khang Logo
Mua sách tại nhà 0969427661
Giỏ hàng 0
VIỆT HÁN VĂN KHẢO - PHAN KẾ BÍNH
VIỆT HÁN VĂN KHẢO - PHAN KẾ BÍNH
VIỆT HÁN VĂN KHẢO - PHAN KẾ BÍNH
VIỆT HÁN VĂN KHẢO - PHAN KẾ BÍNH

VIỆT HÁN VĂN KHẢO - PHAN KẾ BÍNH

Tình trạng: Còn hàng

Mã sản phẩm: VHVK 1938

Tác giả: PHAN KẾ BÍNH

Nhà xuất bản: NAM KÝ

Năm xuất bản: 1938

4.500.000 đ

Số lượng

Giao hàng toàn quốc

Sách gốc

Gọi điện để được tư vấn: 0969427661

Thông tin chi tiết

TÊN SÁCH: VIỆT - HÁN VĂN KHẢO

TÁC GIẢ: PHAN KẾ BÍNH

NĂM XUẤT BẢN: 1938

TÌNH TRẠNG SÁCH: SÁCH ĐÃ ĐÓNG BÌA, CÒN ĐỦ BÌA GỐC, RUỘT ĐẸP.

Tự ngôn

Ta trông trên bầu trời, trăng sao vằng vặc, sông ngân hà lấp lánh, lúc cầu vồng mọc, khi đám mây bay, bóng dáng chiều hôm, cơn mưa buổi sớm, làm cho sướng mắt ta, gọi là văn-chương của bầu trời. Ta nhìn xem dưới trái đất, ngọn núi kia cao chút vút, khúc sông nọ chạy quanh co, chỗ rừng rú, nơi hồ đầm, cây cổ-thụ um thùm, đám cỏ hoa sặc sỡ, nào thành, nào quách, nào tháp, nào chùa, nào đám đồng điền cây cối tốt tươi, nào chỗ thị thành lâu đài san sát, làm cho vui mắt ta, gọi là văn-chương của trái đất. Ta xem trong sách, nghe những nhời nghị luận của các bậc thánh-hiền, xem những bài trước tác của các nhà văn-sĩ, câu thơ đoạn phú, khúc hát điệu ca, tươi như hoa, đẹp như gấm, vui như tiếng đàn tiếng địch, vang như tiếng khánh tiếng chuông, làm cho vui tai ta, sướng dạ ta, gọi là văn-chương của loài người.

Văn là gì? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì? Chương là vẻ sáng. Nhời của người ta, rực rỡ bóng bẩy, tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương.

Người ta ai là không có tính-tình, có tư-tưởng. Đem cái tính-tình tư-tưởng ấy, diễn ra thành câu nói, tả ra thành đoạn văn, gọi là văn-chương. Vậy thì văn-chương tức là một bức tranh vẽ cái cảnh tượng của tạo-hóa cùng là tính-tình và tư-tưởng của loài người bằng nhời nói vậy.

Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tính dưỡng tình mà thôi; mà lại có thể cảm động lòng người, di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời, cái công hiệu về đường giáo hóa lại càng to lắm.  Cho nên xưa nay vẫn lấy văn-chương làm một khoa-học rất cao: mà bên Âu-châu lại kể vào một nghề mỹ-thuật, vì là cũng bởi ở tay tài tình mới tả được ra thành văn-chương linh động có thần.

Nước Việt-Nam ta, xưa nay chẳng thiếu gì danh văn kiệt tác, tuy lý-tưởng so với Âu văn cũng khi hẹp hòi thực, song những ý tứ cao kỳ, những lời nói chính đáng, những vẻ châu ngọc gấm thêu, cũng đủ lưu truyền làm gương soi chung cho một nước thì cũng có thể tự phụ được là một nước có văn-chương.

Văn-chương của ta phần nhiều lại có gốc ở nước Tầu. Nay ta muốn biết văn-chương của ta thì trước hết lại nên tham khảo đến văn-chương của Tầu nữa. Mà muốn biết cho đến nơi đến chốn, cho tường tận thủy chung, thì lại phải xét xem căn-nguyên văn-chương ở đâu mà ra, thể cách văn chương thế nào, lý thú làm sao, kết quả được những gì, trình độ mỗi thời biến đổi làm sao, có xét kỹ như thế thì mới biết được hết nguồn gốc văn-chương.

Ký-giả vì lẽ ấy ra tập Việt-Hán văn khảo này, chủ ý cốt nghị luận kê cứu về mục văn-chương của ta và của Tầu, trước là để lưu truyền cái tinh-thần, cái lề lối văn-chương của cổ nhân, sau là để giúp thêm một chút vào việc khảo cứu trong mục văn-chương cho hậu nhân vậy.

Đây là hãy tạm giàn giá như vậy, nếu sau này nghĩ ra có sót điều gì, có lẽ cũng còn gia giảm, song đại ý chẳng qua cũng thế mà thôi.
Ôi! khoa văn-chương là một khoa-học rất cao, việc khảo cứu là một việc rất khó, ký-giả tài sơ học thiển, đâu dám khoe khoang ngòi bút để mua thêm một trò cười cho các nhà đại phương. Song đương buổi này là buổi giao-thời của tân cựu học giới, mai sau này tân học thịnh hành e có khi cái văn-chương cựu thời cũng phải tiêu-diệt. Văn-chương ta tức là quốc túy từ mấy nghìn năm của ta, nếu để một mai theo cái tân trào mà tiêu-diệt đi mất thì chẳng khá tiếc lắm rư? Bởi vậy, ký-giả không tự lượng cái sức nhỏ mọn mà dám cả gan nghị luận đến đề mục to tát ấy, thực là một tấm lòng bất đắc dĩ vậy.
Nay tựa
 
TIỂU SỬ TÁC GIẢ: 

Ông Phan Kế Bính, hiệu là Bưu Văn, sinh năm 1875 và mất năm 1921, tại làng Thụy Khuê, thuộc huyện Hoàn Long, tỉnh Hà Đông.

Ông vốn nền nếp thi-thư, dòng dõi khoa-bảng, đỗ cử-nhân khoa Bính-ngọ.

Ông nguyên là một nhà ngôn-luận trứ danh trong báo giới.

Năm 1907 ông coi phần chữ nho trong báo Đăng-cổ.

Năm 1912 ông vô Nam-kỳ biên-tập báo Lục-tỉnh tân-văn.

Năm 1914 báo Đông-dương tạp-chí xuất thế, ông lại trở về Bắc giúp việc biên-tập.

Năm 1918 Đông-dương tạp-chí đổi ra Trung-bắc tân-văn và Học-báo, ông lại giữ phần viết xã-thuyết.

Văn ông riêng có vẻ thuần-túy, lột hết được tinh-thần của tư-tưởng và ý-nghĩa của câu văn Tàu, mà văn-chương lại giản-dị dễ hiểu. Ông vốn thấm nhuần cái đạo học của Khổng Mạnh, ông lại biết đem cái đạo học ấy mà ứng-dụng với đời, lấy đạo-trung-dung của thánh-hiền làm tiêu-chuẩn.

Các sách của ông vừa dịch vừa làm trong khoảng 14 năm làm báo kể ra rất nhiều, trong số ấy có nhiều quyển bây giờ các trường dùng làm sách giáo-khoa.

Các sách của ông làm ra như sau này: Nam-hải dị-nhân và Hưng-đạo đại-vương (1909-1912), Việt-Nam phong-tục (1915), Việt-Hán văn-khảo (1918).

Các sách của ông dịch ra như sau này: Tam quốc chí (1907), Đại-Nam điển-lệ toát-yếu của cụ Hiệp Đỗ (1915-1916), Đại-Nam nhất thống chí của cụ Hiệp Cao (1916), Việt-Nam khai quốc chí truyện của cụ Nguyễn-bảng-Trung (1917), Đại-Nam liệt truyện tiền biên (1918), Đại-Nam liệt-truyện chính biên (1919).

Sách cùng danh mục